Tại cuộc họp ngày 7/4,ộChínhtrịBanBíthưlậpđoànkiểmtracáctổchứcđảbanca en linea bbva Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã quyết định lập 5 đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị, 5 đoàn kiểm tra của Ban Bí thư do các Ủy viên làm trưởng đoàn.
Các đoàn của Bộ Chính trị sẽ kiểm tra việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác cán bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
Các đoàn của Ban Bí thư sẽ kiểm tra việc chỉ đạo thực hiện đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoát tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; tập trung vào nội dung đẩy mạnh đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Trước đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã nghe Ủy ban Kiểm tra Trung ương báo cáo kết quả 6 đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị, 5 đoàn kiểm tra của Ban Bí thư kiểm tra 33 tổ chức đảng trực thuộc Trung ương năm 2022.
Các cấp ủy, tổ chức đảng được đánh giá là nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng của nghị quyết đại hội 13 của Đảng; xây dựng kế hoạch và thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị, kết luận. Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu các tổ chức đảng đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; thực hiện hiệu quả các đề án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng và trật tự, an toàn xã hội.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ngày 7/4. Ảnh: TTXVN
Về đề án Tổng kết 15 năm thực hiện nghị quyết Trung ương khóa X, xây dựng đội ngũ trí thứctrong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Bộ Chính trị đánh giá, nhận thức về vai trò, vị trí của trí thức ngày càng toàn diện.
Đội ngũ trí thức Việt Nam phát triển nhanh về số lượng, ngày càng nâng cao về chất lượng, tích cực tham gia nghiên cứu, ứng dụng, sáng tạo khoa học. Tuy nhiên, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức chưa hoàn thiện; nghị quyết chậm được thể chế hóa thành chính sách; thiếu cơ chế đột phá, đầu tư còn dàn trải.
Cơ cấu của đội ngũ trí thức còn bất hợp lý về ngành nghề, khu vực, độ tuổi; chưa có nhiều tập thể khoa học mạnh, uy tín ngang tầm khu vực và trên thế giới; các công trình sáng tạo lớn chưa nhiều.
Cho rằng trí thức là lực lượng lao động sáng tạo có vinh dự và bổn phận tiên phong, trực tiếp tham gia cống hiến, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Bộ Chính trị xác định phải xây dựng đội ngũ trí thức mạnh cả về số lượng, chất lượng, có cơ cấu hợp lý là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 7/4. Ảnh: TTXVN
Do đó, Bộ Chính trị yêu cầu đẩy mạnh cải cách thể chế, huy động các nguồn lực xã hội; tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng, học thuật, dân chủ trong nghiên cứu sáng tạo; có cơ chế đặc biệt trọng dụng nhân tài, trí thức tinh hoa, nhà khoa học đầu ngành.
Bộ Chính trị giao Ban chỉ đạo đề án tiếp thu ý kiến, hoàn thiện, báo cáo Bộ Chính trị trình Ban Chấp hành Trung ương.