Nước Pháp,ườiphụnữtàntậtPháptìmquyềnđượcchếtop88 quê hương của Imhoff, vẫn đang tranh luận về các khía cạnh đạo đức, luân lý, pháp lý của việc an tử, nhưng nước láng giềng Bỉ đã chấp nhận quyền được chết. Imhoff quyết tâm rằng khi tới thời điểm thích hợp, cô có thể chọn tự kết thúc cuộc đời.
"Đầu tôi vẫn hoạt động, nhưng cơ thể đã không còn nghe lời. Tôi sẽ không đợi tới lúc mình trở thành người thực vật mới hành động", người phụ nữ 43 tuổi tâm sự.
An tử bị cấm ở Pháp, do đó, Imhoff coi Bỉ là "lối thoát khẩn cấp" khi muốn chết. Cô đã tới Brussels để gặp bác sĩ tâm lý, giải thích quyết định của mình.
Ngồi trên xe lăn và được người chăm sóc đưa từ nhà ở Besancon, thị trấn miền đông nước Pháp sang Bỉ, cô trò chuyện với bác sĩ Marc Reisinger trong 45 phút. Câu chuyện xoay quanh quá trình trưởng thành cùng khuyết tật, ốm đau và bạo hành trong chính gia đình.
Imhoff chào đời khi mẹ mang thai 5,5 tháng. Cô bị liệt nửa người bên trái vì sinh non. Khi trưởng thành, cô không để khuyết tật ngăn cản sở thích cưỡi ngựa, nhưng năm 2008, Imhoff bị chấn thương sọ não và cột sống sau cú ngã nặng.
"Tôi gãy xương 17 chỗ", Imhoff kể.
Hồ sơ bệnh án cho thấy cô hiện bị teo cơ tứ chi. Imhoff không muốn kết thúc cuộc đời ngay, nhưng e ngại các triệu chứng đang lan rộng, cơ bắp co thắt thường xuyên hơn. Cô tìm đến tư vấn an tử tại Bỉ sau khi mất cảm giác ở bàn tay phải dùng để đọc chữ nổi. "Tôi cảm thấy tuyệt vọng. Ngón tay vốn là tất cả những gì còn lại để tôi có thể duy trì tự chủ", Imhoff nói.
Cô thừa nhận đã tạo ra lớp vỏ bọc tâm lý để bảo vệ mình khỏi nỗi đau, nhưng không dễ duy trì điều đó vì một số bộ phận cơ thể không chịu nổi đau đớn.
Sau khi nghiên cứu hồ sơ bệnh án, bác sĩ Marc Reisinger cho rằng Imhoff đáp ứng đủ các tiêu chí để được kết thúc cuộc đời. "Tôi cho là cô đủ điều kiện", ông nói. "Tôi nghĩ chúng tôi có thể giúp cô làm điều cô muốn làm, tại thời điểm cô muốn".
Luật an tử của Bỉ thông qua năm 2002 cho phép tiêm thuốc độc nếu được sự đồng ý của hai bác sĩ, một bác sĩ đa khoa và một bác sĩ chuyên khoa. Luật quy định bệnh nhân muốn an tử là người trải qua "nỗi đau dai dẳng, không thể chịu đựng được nữa, cũng không thể chữa trị" do tình trạng "nghiêm trọng và vô phương cứu chữa".
Bất chấp các tiêu chí khắt khe, năm ngoái, Ủy ban Giám sát và Đánh giá Liên bang Bỉ ghi nhận 2.966 ca an tử tại quốc gia 11 triệu dân, tăng 1/10 so với năm 2011. Đa số người chọn con đường này mắc bệnh ung thư, hoặc mắc nhiều bệnh. Trong số này có một người Pháp 53 tuổi.
Pháp tháng tới sẽ tổ chức một cuộc tranh luận gồm những công dân được lựa chọn ngẫu nhiên. Họ sẽ bàn về quyền an tử và đề xuất với chính phủ cách tiếp cận vấn đề này.
Luật Pháp hiện tại cho phép "an thần sâu và liên tục tới khi chết" trong một số điều kiện nhất định, nhưng không trợ tử, kể cả với người mắc bệnh nan y hay người đang đau đớn.
Ở châu Âu, an tử chủ động hợp pháp tại Bỉ, Luxembourg, Hà Lan và Tây Ban Nha. Reisinger ủng hộ việc hợp pháp hóa an tử, nói rằng đó là "quyền tự do lựa chọn" và các bác sĩ có nghĩa vụ giúp người bệnh giảm bớt đau đớn.
"Tại sao vào thời điểm cuối cùng, thời khắc quan trọng nhất, bác sĩ lại bước sang một bên và nói rằng 'Tôi sẽ không giảm nỗi đau cho bạn?' Thật vô nghĩa", ông nói.
Hồng Hạnh (Theo AFP)